Bước đột phá trong ghép phổi

NgocThuyGroup.com – Các nhà khoa học Thụy Điển đã đi tiên phong trong một kỹ thuật, cho phép tăng đáng kể số lượng phổi có thể được ghép. Phương pháp này bao gồm việc tiêm một chất làm lạnh vào phổi để bảo quản nó sau khi tim người hiến đã ngừng đập.

Cho tới nay, phổi cũng như nhiều cơ quan khác chỉ được lấy từ những người hiến mà tim còn đập. Bởi vì các cơ quan này sẽ nhanh chóng bị hỏng nếu không được cung cấp ôxy đều đặn. Một khi người hiến chết, thì chưa có cách nào để xác định mức độ tổn thương của các cơ quan này.

Cho đến nay, nguồn cung cấp phổi chính là từ những người bị chết não đang thở máy. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện được rằng, phổi là cơ quan duy nhất có khả năng tự duy trì sự sống trong vòng 1 giờ sau khi tim ngừng đập. Nguyên nhân là do phổi chứa đầy máu giàu ôxy và đường dẫn khí của cơ quan này cũng chứa đầy không khí.

Phương pháp làm lạnh

Giao Su Stig Steen Giáo sư Stig Steen, Đại học Lund, Thụy Điển đã áp dụng phương pháp mới trên một bệnh nhân chết vì một cơn đau tim tại bệnh viện. 65 phút sau khi bệnh nhân chết, các bác sĩ đã tiêm một loại dung dịch làm lạnh vào phổi, xuyên qua thành ngực. Chất làm lạnh này giúp kéo dài khả năng sống của phổi ít nhất là 12 giờ. Và 3 giờ sau, phổi đã được cắt rời.

Người ta bơm một hỗn hợp máu và chất bảo quản qua phổi trong vòng 8 giờ sau đó. Điều này không những giữ cho phổi được khỏe mạnh mà còn cho phép các bác sĩ đánh giá xem phổi còn hoạt động hay không.

Sau đó lá phổi này đã được ghép thành công cho một phụ nữ 54 tuổi bị bệnh về phổi. Đây là lần đầu tiên người ta lấy phổi của một người đã chết để ghép. Sau khi ghép, lá phổi đã hoạt động rất tốt và đến nay, 5 tháng sau phẫu thuật, nó vẫn hoạt động hiệu quả.

Hy vọng mới

Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, thành công này rất đáng khích lệ vì nó mở ra triển vọng mới trong ghép phổi. Người ta hy vọng là từ nay có thể sử dụng phổi của những người chết vì xuất huyết não hoặc tai nạn giao thông để ghép. Theo đánh giá của các bác sĩ Thụy Điển, phương pháp mới này có thể giúp tăng 20-25% số ca ghép phổi tại nước này.

Quy định về hiến tạng của các nước cũng rất khác nhau. Tại một số quốc gia như Áo và Bỉ, tất cả mọi người đều có nghĩa vụ hiến nội tạng, trừ những trường hợp đặc biệt. Trong khi đó, tại phần lớn các nước, kể cả Mỹ, phải có sự đồng ý của người hiến hay gia đình mới được lấy nội tạng.

Tại Mỹ, thường xuyên có khoảng 3.000 người đợi được ghép phổi nhưng chỉ 850 người trong số này nhận được phổi. Năm 1999, gần 600 người đã chết trong khi chờ.

Thu Thủy (theo AP, BBC, 16/3)

Nguồn: VnExpress.com

NgocThuyGroup.com – Việc làm thêm, Việc làm ngoài giờ, Cơ hội thay đổi cuộc sống hiện tại, Cơ hội làm giàu, Cơ hội kinh doanh

Đỗ Ngọc Thúy

Mình là Đỗ Ngọc Thúy, tư vấn viên độc lập của công ty mỹ phẩm Oriflame Việt Nam, người đã xây dựng thành công hệ thống bán hàng và tuyển dụng chuyên nghiệp theo phương pháp Attraction Marketing kết hợp với mô hình kinh doanh trực tiếp của Oriflame. Nhờ đó, công việc kinh doanh và tuyển dụng của mình trở nên ổn định. Mình sẽ rất sẵn lòng chia sẻ với bạn phương pháp của mình để bạn có một công việc kinh doanh chuyên nghiệp tại nhà với thu nhập ổn định và không giới hạn tùy theo năng lực của bạn.

More Posts - Website

Follow Me:
TwitterFacebookLinkedInPinterestGoogle PlusFlickrYouTube